Nghệ thuật trình diễn Văn hóa Nga

Âm nhạc dân gian Nga

Người Nga sở hữu truyền thống âm nhạc dân gian vô cùng đặc biệt. Gusli, balalaika, zhaleika, đại hồ cầm balalaika, đàn phong cầm bayan, đàn guitar Gypsygarmoshka là những nhạc cụ tiêu biểu của dân tộc Nga. Âm nhạc dân gian ảnh hưởng lớn đến các nhà soạn nhạc cổ điển Nga, và ở thời hiện đại, âm nhạc dân gian là nguồn cảm hứng cho không ít ban nhạc truyền thống tên tuổi, tiêu biểu nhất là ban nhạc Golden Ring (Chiếc vòng vàng), Ural's Nation Choir (Hợp xướng quốc gia Ural) và Lyudmila Zykina. Bài hát dân gian Nga, cũng như các bài hát ái quốc thời Xô viết, góp mặt trong phần lớn tiết mục biểu diễn của ban nhạc nổi tiếng thế giới Red Army choir (Dàn hợp xướng Hồng Quân) cùng nhiều đoàn ca nhạc Nga quen thuộc khác.

Khiêu vũ dân gian Nga

Điệu nhảy ngồi quen thuộc của người Nga.

Theo nhà nghiên cứu Bob Renfield, khiêu vũ dân gian Nga (Tiếng Nga: Русский Народный Танец) nhìn chung có thể chia ra làm hai loại: loại thứ nhất là Khorovod (Tiếng Nga: Хоровод), trò khiêu vũ mà người tham gia đứng thành vòng tròn, nắm tay nhau cùng hát, hoạt động chính thường diễn ra ở giữa vòng tròn; loại thứ hai là Plyaska (Tiếng Nga: Пляска hoặc Плясовый), ở đó nam nữ nhảy theo hình vòng tròn, tăng tính đa dạng và nhịp độ. Một số loại hình khiêu vũ dân gian Nga khác gồm có Pereplyas (Tiếng Nga: Перепляс) - cuộc thi nhảy dành cho nam giới; Khiêu vũ tập thể (Tiếng Nga: Массовый пляс) - nhảy không cần kết cặp, không giới hạn về độ tuổi và số người tham gia; Khiêu vũ nhóm (Tiếng Nga: Групповая пляска) - hình thức nhảy nhiều người theo hình vòng tròn đơn giản và ngẫu hứng; Quadrilles (Tiếng Nga: Кадриль) - gốc gác là một điệu nhảy của Pháp, đưa đến Nga vào thế kỷ 18.

Một số điệu nhảy dân tộc Nga gồm có khorovod (Tiếng Nga: Хоровод), barynya (Tiếng Nga: Барыня), kamarinskaya (Tiếng Nga: Камаринская), kazachok (Tiếng Nga: Казачок) and chechotka (Tiếng Nga: Чечётка) (người chơi gõ giày xuống sàn và sử dụng đàn phong cầm bayan). Troika (Tiếng Nga: Тройка) là một điệu nhảy giữa một nam và một nữ, được đặt tên theo một loại xe truyền thống ba ngựa kéo của người Nga. Nhảy gấu là một trò nhảy cùng con gấu (Tiếng Nga: Танец С Медведем), ra đời từ năm 907 khi Đại thân vương Nga Oleg cho 16 nam vũ công giả trang thành gấu biểu diễn cùng bốn con gấu ăn mặc như vũ công, để kỷ niệm trận thắng quân Hy Lạp ở Kiev. Khiêu vũ cùng vũ công giả gấu là một đề tài xuất hiện thường xuyên, như điều thường thấy ra ở Dàn hợp xướng dân gian Nga Omsk. Một trong những đặc trưng chính của điệu nhảy mạnh mẽ đậm chất Nga là nhảy ngồi (squat dance).

Nhạc cổ điển Nga

Âm nhạc Nga thế kỷ 19 được định hình bởi căng thẳng giữa hai bên. Bên thứ nhất gồm nhà soạn nhạc cổ điển Mikhail Glinka và các thành viên khác của nhóm Những người hùng mạnh (The Mighty Handful), họ là những người trân trọng bản sắc Nga, và đã đưa yếu tố dân gian, tín ngưỡng vào sáng tác của họ. Bên thứ hai là Hội Âm nhạc Nga bảo thủ về âm nhạc, dưới sự lãnh đạo của hai nhà soạn nhạc AntonNikolay Rubinstein. Pyotr Ilyich Tchaikovsky là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thời kỳ Lãng mạn, âm nhạc của ông trở nên quen thuộc và nhận được yêu mến vì đặc trưng Nga rõ rệt cũng hòa âm phong phú và giai điệu xúc động. Truyền thống Lãng mạn của ông được Sergei Rachmaninoff, một trong những tác giả xuất sắc cuối cùng của phong cách Lãng mạn trong âm nhạc cổ điển châu Âu, đưa tới thế kỷ 20.

Các nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới trong thế kỷ 20 gồm có Alexander Scriabin, Igor Stravinsky, Sergei Rachmaninoff, Sergei Prokofiev, Dmitri Shostakovich và Georgy Sviridov. Trong phần lớn thời kỳ Xô viết, âm nhạc được xem xét kỹ lưỡng và dùng cách thể hiện dễ hiểu và thận trọng, nhằm phù hợp với chính sách hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Trường nhạc Liên Xô và Nga đào tạo được nhiều thế hệ nghệ sĩ diễn đơn danh tiếng thế giới. Trong số những người thành công nhất có nghệ sĩ vĩ cầm David Oistrakh và Gidon Kremer; nghệ sĩ trung hồ cầm Mstislav Rostropovich; nghệ sĩ dương cầm Vladimir Horowitz, Sviatoslav Richter và Emil Gilels; ca sĩ Fyodor Shalyapin, Galina Vishnevskaya, Anna Netrebko và Dmitry Hvorostovsky.

Glinka
(1804–1857)
Mussorgsky
(1839–1881)
Tchaikovsky
(1840–1893)
Rimsky-Korsakov
(1844–1908)
Rachmaninoff
(1873–1943)
Stravinsky
(1882–1971)
Shostakovich
(1906–1975)

Múa ba lê

Ban đầu mục đích của nghệ thuật múa ba lê (ballet) ở Nga là nhằm giúp triều đình tiêu khiển. Đoàn ba lê đầu tiên là Trường Ba lê Hoàng gia ra đời ở St. Petersburg những năm 1740. Ballet Russes là một đoàn ba lê do Sergey Diaghilev - nhân vật cực kỳ quan trọng với nghệ thuật múa ba lê Nga - thành lập năm 1909. Những chuyến lưu diễn của Diaghilev cùng đoàn múa ba lê của ông ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của nghệ thuật này trên toàn cầu. Trụ sở của đoàn múa ba lê Diaghilev đặt tại Paris, Pháp. George Balanchine, chịu ảnh hưởng của Diaghilev, đã thành lập Đoàn Ba lê TP New York vào năm 1948.

Trong những năm đầu thế kỷ 20, nhiều vũ công ba lê Nga, như Anna Pavlova và Vaslav Nijinsky, gặt hái thành công và danh tiếng. Nghệ thuật ba lê Xô viết tiếp tục bảo tồn truyền

Nghệ sĩ múa ba lê Anna Pavlova biểu diễn trong vở Thiên Nga của Mikhail Fokine.

thống xuất sắc duy trì từ thế kỷ 19. Các trường ba lê của Liên Xô sản sinh ra hàng loạt ngôi sao nổi tiếng quốc tế, gồm có Maya Plisetskaya, Rudolf Nureyev, và Mikhail Baryshnikov. Múa ba lê tại nhà hát Bolshoi ở Moskva và Mariinsky ở Saint Petersburg tiếp tục vang danh khắp thế giới.

Nhạc kịch Opera

Vở opera được coi là đầu tiên của nước Nga là Cuộc đời của Sa Hoàng, do nhà soạn nhạc Mikhail Glinka sáng tác năm 1836. Một số vở opera khác ra đời sau đó, ví dụ như Ruslan và Lyudmila năm 1842. Opera Nga ban đầu kết hợp âm nhạc dân gian Nga và nghệ thuật opera Italia. Sau Cách mạng Tháng Mười, nhiều tác giả opera rời khỏi nước Nga. Những vở opera Nga nổi tiếng nhất gồm có thể kể đến Boris Godunov, Eugene Onegin, Gà trống vàng, Vương công Igor, và Con đầm pích.

Âm nhạc hiện đại

Kể từ cuối thời Xô viết, nước Nga trải qua làn sóng ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, dẫn tới sự phát triển của nhiều hiện tượng chưa từng xuất hiện trong văn hóa Nga. Ví dụ tiêu biểu nhất có lẽ là nhạc rock Nga, có gốc rễ bắt nguồn từ thể loại rock & roll và heavy metal của phương Tây, kết hợp cùng những ca sĩ chuyên hát bài hát cổ thời Xô viết như Vladimir Vysotsky và Bulat Okudzhava. Saint Petersburg (trước đây là Leningrad), Yekaterinburg (trước đây là Sverdlovsk) và Omsk trở thành ba trung tâm phát triển của thể loại nhạc rock. Các nhóm nhạc rock Nga phổ biến có thể kể đến là Mashina Vremeni, Slot, DDT, Aquarium, Alisa, Kino, Nautilus Pompilius, Aria, Grazhdanskaya Oborona, Splean và Korol i Shut. Cũng vào thời điểm đó, nhạc pop Nga phát triển từ một thể loại dưới thời Xô viết gọi là estrada, trở thành một lĩnh vực chính thức. Một số ca sĩ đạt được tiếng tăm quốc tế, như t.A.T.u. khá nổi tiếng ở phương Tây, bộ đôi ca sĩ này được coi là những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng nhất đến từ nước Nga. Hay một cái tên khác là Vitas, nổi tiếng ở Trung Quốc. Một thể loại nhạc khác là Hardbass, cũng đã trở thành hiện tượng phổ biến trong thời đại internet.

Điện ảnh

Đạo diễn nổi tiếng của Liên Xô Sergei Eisenstein

Ngành điện ảnh Nga nổi lên từ sau Cách mạng năm 1917. Điện ảnh Nga và sau này là Xô viết là cái "lò phát minh" trong thời kỳ ngay sau cách mạng năm 1917, cho ra đời những phim nổi tiếng thế giới như Chiến hạm Potemkin. Các nhà làm phim Xô viết, nổi tiếng nhất là Sergei EisensteinAndrei Tarkovsky, trở thành đạo diễn có tầm ảnh hưởng và tư duy đổi mới tầm cỡ thế giới.

Eisenstein là học trò của nhà làm phim và nhà lý luận Lev Kuleshov, người phát triển lý thuyết dựng phim mang tích nền tảng tại trường phim đầu tiên trên thế giới mang tên Viện Dựng phim toàn liên bang (All-Union Institute of Cinematography). Dziga Vertov có tầm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của điện ảnh hiện thực chủ nghĩa và phương pháp dựng phim tài liệu. Thuyết kino-glaz ("Con mắt phim") của Vertov cho rằng máy quay phim, giống như mắt người, là thứ tốt nhất dùng để khám phá cuộc sống thực. Năm 1932, Stalin đưa hiện thực xã hội chủ nghĩa trở thành chính sách quốc gia. Chính sách này phần nào kìm kẹp khả năng sáng tạo, cho dù nhiều phim Xô viết theo phong cách này vẫn rất thành công về mặt nghệ thuật, ví dụ như Chapaev, Khi đàn sếu bay qua, và Bài ca người lính.

Thập niên 1960 và 1970 chứng kiến nhiều phong cách nghệ thuật hơn trong ngành điện ảnh Liên Xô. Phim hài của Eldar Ryazanov và Leonid Gaidai ra đời trong thời kỳ này cực kỳ phổ biến, nhiều câu cửa miệng xuất hiện trong những phim này vẫn còn dùng ngày nay. Giai đoạn 1961-1967, Sergey Bondarchuk đạo diễn một bộ phim giành giải Oscar, chuyển thể từ thiên anh hùng ca Chiến tranh và Hòa bình của Tolstoy - đây là bộ phim tốn nhiều kinh phí nhất thời Xô viết. Năm 1969, phim Mặt trời trắng trên sa mạc của Vladimir Motyr được công chiếu, trở thành bộ phim rất nổi tiếng của thể loại "ostern" (Miền Tây đỏ, dựa theo thể loại phim về miền Tây của Hoa Kỳ). Các phi hành gia (của Liên Xô và Nga) có truyền thống xem bộ phim này trước khi bắt đầu chuyến đi vào vũ trụ.

Cuối thập niên 1980 và 1990 là thời kỳ ngành điện ảnh và hoạt hình Nga gặp khủng hoảng. Mặc dù các nhà làm phim Nga được tự do thể hiện, nhưng bao vì cấp nhà nước giảm mạnh khiến cho rất ít phim được sản xuất. Những năm đầu thế kỷ 21, trên cơ sở nền kinh phát tế triển nhanh chóng, sự quan tâm của khán giả tăng lên, kéo theo sự phồn thịnh của ngành công nghiệp điện ảnh, nhờ đó mức độ sản xuất phim đã vượt nước Anh và nước Đức. Doanh thu phòng vé năm 2007 là 565 triệu đô la, tăng 37% so với năm ngoái (để so sánh, năm 1996 doanh thu đứng ở mức 6 triệu đô la). Điện ảnh Nga tiếp tục nhận được sự công nhận của quốc tế. Phim Con thuyền Nga (Russian Ark) trở thành phim dài đầu tiên được làm theo kiểu quay phim liên tục không ngắt cảnh (one-shot).

Cheburashka và cá sấu Gena - những nhân vật hoạt hình huyền thoại thời Liên Xô, được thể hiện trên tem kỷ niệm.

Phim hoạt hình

Nga có truyền thống lâu đời và phong phú về thể loại hoạt hình, vốn ra đời từ cuối thời kỳ Đế quốc Nga. Phần lớn hoạt hình thể điện ảnh và thể truyền hình Nga là sản phẩm từ thời Xô viết, khi đó xưởng phim Soyuzmultfilm là nhà sản xuất phim hoạt hình lớn nhất. Các nhà làm phim hoạt hình Xô viết phát triển rất nhiều kỹ thuật làm phim tiên phong và phong cách đầy tính thẩm mỹ, với những tên tuổi đạo diễn xuất sắc như Ivan Ivanov-Vano, Fyodor Khitruk và Aleksandr Tatarskiy. Hoạt hình Xô viết cũng là nơi ra đời của nhiều câu cửa miệng quen thuộc. Những anh hùng trên phim hoạt hình Nga như gấu Winnie-the-Pooh phong cách Nga Nga, Cheburashhka nhỏ nhắn dễ thương, Thỏ và Sói trong phim Hãy đợi đấy (Nu, Pogodi!) đã trở thành những biểu tượng ở Nga và nhiều quốc gia lân cận. Truyền thống hoạt hình Xô viết tiếp tục phát triển trong thập kỷ qua nhờ công của những đạo diễn như Aleksandr Petrov và những xưởng phim như Melnitsa cùng Ivan Maximov.